Những người có nguy cơ bị tai biến
Tai biến mạch máu não thường gặp ở những người có yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, bệnh tim mạch hay người già, người thường xuyên căng thẳng, stress... cũng rất dễ dẫn đến tai biến... Dấu hiệu để nhận biết cơn tai biến sắp xảy ra là người bệnh đột nhiên bị giảm thị lực, nói khó, yếu hoặc liệt hẳn một bên tay, chân, liệt nửa người, không làm chủ được đại tiểu tiện,… Khi có những dấu hiệu này, người nhà bệnh nhân nên nhanh chóng gọi cho cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
Tai biến để lại nhiều di chứng nguy hiểm
Di chứng để lại sau tai biến
Theo thống kê, chỉ 10% số bệnh nhân sau tai biến mạch máu não có thể phục hồi hoàn toàn và trở về cuộc sống bình thường. Sau tai biến, người bệnh có nguy cơ cao gặp nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng tới quá trình phục hồi như: loét điểm tỳ, viêm phổi – phế quản, viêm đường tiết niệu, cứng khớp, biến dạng khớp, suy thận, teo cơ do bệnh nhân phải nằm lâu một tư thế, ngoài ra còn có thể có di chứng như huyết khối tĩnh mạch sâu, khó nói hoặc không thể nói, viết khó, mất đi khả năng giao tiếp, liệt nửa người hay liệt toàn thân… do tổn thương tế bào não. Mức độ nặng của các di chứng để lại hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và quá trình chăm sóc sau tai biến mạch máu não. Vì vậy, điều trị kịp thời, đúng cách sẽ giúp khả năng hồi phục cao, hạn chế tối đa những di chứng của bệnh.
Theo thống kê, chỉ 10% số bệnh nhân sau tai biến mạch máu não có thể phục hồi hoàn toàn và trở về cuộc sống bình thường. Sau tai biến, người bệnh có nguy cơ cao gặp nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng tới quá trình phục hồi như: loét điểm tỳ, viêm phổi – phế quản, viêm đường tiết niệu, cứng khớp, biến dạng khớp, suy thận, teo cơ do bệnh nhân phải nằm lâu một tư thế, ngoài ra còn có thể có di chứng như huyết khối tĩnh mạch sâu, khó nói hoặc không thể nói, viết khó, mất đi khả năng giao tiếp, liệt nửa người hay liệt toàn thân… do tổn thương tế bào não. Mức độ nặng của các di chứng để lại hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và quá trình chăm sóc sau tai biến mạch máu não. Vì vậy, điều trị kịp thời, đúng cách sẽ giúp khả năng hồi phục cao, hạn chế tối đa những di chứng của bệnh.
Trong
điều trị phục hồi cho bệnh nhân tai biến mạch máu não, bác sĩ thường dùng các thuốc
như: thuốc chống kết tập tiểu cầu (aspirin), chống đông (heparin,
warfarin,…), thuốc ổn định huyết áp amlodipin,… Tuy nhiên các thuốc này
có thể gây tác dụng phụ nên bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ. Những
biện pháp vật lý trị liệu, châm cứu, xoa bóp,… nên được kết hợp để sớm
khôi phục chức năng vận động cho bệnh nhân. Thời gian phục hồi tốt nhất
là trong những tháng đầu tiên, càng để lâu càng khó có khả năng hồi
phục.
Tai biến là bệnh xảy ra khi giảm đột ngột hoặc ngưng hoàn toàn việc cung cấp máu
đến não, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Tuy
nhiên, đối với những trường hợp sống sót, bệnh nhân vẫn có thể phải chịu
nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai biến, Vì vậy việc điều trị và kiểm soát tốt huyết áp sẽ giúp phòng chống tai biến xảy ra.
HHP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét